Kỹ Thuật Chăn Nuôi
> Quản lý
13/2/2025 09:15:20
Nâng cao hiệu quả vắc-xin
![]() Vắc-xin là một loại công cụ giúp ngăn ngừa dịch bệnh bằng cách sử dụng mầm bệnh hoặc một phần vật chất di truyền của mầm bệnh để tạo đáp ứng miễn dịch. Các trại thường cho rằng sau khi được cấp vắc-xin thú sẽ không mắc bệnh. Nhưng không có loại vắc-xin nào trên thị trường có thể đảm bảo ngừa bệnh 100%. Tuy không ngăn ngừa bệnh hoàn toàn nhưng vắc-xin có thể giúp giảm khả năng mắc bệnh, giảm các triệu chứng lâm sàng, giảm phát tán mầm bệnh. Sau khi được cấp vắc-xin thì các kháng thể sẽ hình thành để chống lại mầm bệnh. Tuy nhiên lượng kháng thể này không thể duy trì trong thời gian dài mà giảm dần theo thời gian. Khi hàm lượng kháng thể giảm xuống dưới mức tiêu chuẩn để có thể bảo vệ trước bệnh thì cần cấp bổ sung vắc-xin. Việc tái chủng mũi hai sẽ giúp hàm lượng kháng thể tăng trở lại, kích thích hệ miễn dịch. Kháng thể còn được gọi là globulin miễn dịch (Ig) được tạo từ protein. Các globulin miễn dịch này bao gồm IgM, IgG, IgA… IgA chủ yếu liên quan tới miễn dịch niêm mạc (hay còn gọi là miễn dịch tại chỗ). IgM ngay sau khi được chủng ngừa sẽ tạo khả năng phòng vệ và giảm nồng độ xuống rất nhanh. Còn IgG thì sẽ chủ yếu hình thành đáp ứng miễn dịch sau khi tái chủng mũi 2 và đạt mức cao nhất ở 3-4 tuần sau chủng ngừa. Khi chúng ta kiểm tra kháng thể ở huyết thanh các bệnh trên gà như ND, IB, AI thì chủ yếu là kiểm tra hàm lượng IgG. Khi các trang trại nuôi với quy mô lớn thì tầm quan trọng của vắc-xin càng lớn. Bài viết sẽ trình bày cách tăng hiệu quả phòng bệnh khi sử dụng vắc-xin. Xây dựng khả năng miễn dịch đồng đều bằng cách tiêm phòng nhiều lần: thông thường sau khi đàn gà được chủng ngừa cùng một loại vắc-xin, cùng một thời điểm sẽ được tiến hành kiểm tra hàm lượng kháng thể. Lượng kháng thể này ở mỗi cá thể là khác nhau. Nguyên nhân có thể là do tình trạng dinh dưỡng của đàn gà, tình trạng nhiễm bệnh, kỹ thuật người tiêm chủng, tình trạng vắc-xin. Những cá thể có lượng kháng thể thấp thì khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn. Rất khó để các cá thể trong đàn phát triển mức độ miễn dịch đồng đều chỉ sau một lần tiêm phòng. Vì vậy việc tiêm phòng nhắc lại để duy trì mức độ miễn dịch cao và đồng đều cho toàn đàn. Ngay cả sau khi tiêm phòng nhắc lại có thể còn một số ít gà vẫn có lượng kháng thể thấp. Nhưng do mức độ miễn dịch của đàn cao hơn trước nên khả năng bùng phát bệnh sẽ thấp ngay cả khi mầm bệnh xâm nhập. Hoặc các triệu chứng lâm sàng và tốc độ lây lan bệnh cũng sẽ giảm. Quản lý tốt các bệnh gây ức chế miễn dịch: khi kiểm tra kháng thể ở đàn gà thì có một số đàn có hàm lượng kháng thể thấp so với các đàn khác. Ban đầu các trại nghi ngờ chất lượng vắc-xin hay trình độ kỹ thuật của người cấp vaccine không tốt… Nhưng có thể nguyên nhân là gà mắc các bệnh gây ức chế miễn dịch như CAV và IBV. Lựa chọn đúng loại vắc-xin và phương
pháp thực hiện: tùy thuộc vào loại vắc-xin và mục đích sử dụng mà có thể pha nước uống, phun sương, nhỏ mắt, đâm màng cánh, tiêm… Tuy nhiên do vấn đề về cấu
tạo chuồng, sự thuận tiện khi thực hiện, nhân công mà quy trình thực hiện vắc-xin
có sự khác biệt so với khuyến cáo của nhà sản xuất. Đặc biệt khi pha chung vắc
xin sống ND và IB để chủng ngừa cùng một lúc, nếu liều lượng như nhau thì hiệu quả
của vắc-xin ND sẽ giảm. Lúc này cần phải tăng liều lượng vắc-xin ND lên để đảm
bảo hiệu quả phòng bệnh.
Theo ocean.kisti.re.kr
Các tin khác :
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() |
Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt
Số 6, Hưng Thái 1, P. Tân Phong, Q.7, Tp.HCM ĐT: (08) 5410. 3615 - Fax: (08) 5410 3573 - Email: heo@heo.com.vn ©Copyright 2015 by Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt ®Công ty Kiến Thức Chăn Nuôi Hàn Việt giữ bản quyền nội dung trên website này
Số lượt truy cập:
|